Kể từ khi đại dịch bắt đầu làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và nền kinh tế trên quy mô rộng lớn hơn, phần lớn các khoản cứu trợ từ các chính phủ và những nhà hoạch định chính sách quốc gia đều hiện diện ở hình thức nới lỏng định lượng và giảm lãi suất.
Tuy nhiên, hiện nay lạm phát đang ở mức nghiêm trọng khi tăng 7% so với năm trước – mức cao nhất trong 4 thập kỷ – mọi con mắt đều đổ dồn về phía Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và việc tăng lãi suất không thể tránh khỏi cùng việc cắt giảm các chương trình mua trái phiếu.
Do đó, hôm nay chúng ta sẽ xem xét phản ứng dự kiến của các thị trường tài chính khi chúng ta đang bước vào một năm mới với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và lãi suất cao hơn.
Cặp tiền tệ
Nhìn chung, thị trường tiền tệ là một trong những thị trường đầu tiên phản ứng với bất kỳ thay đổi nào về chính sách tài khóa hoặc tiền tệ. Trên thực tế, dự đoán về việc tăng lãi suất đã làm thay đổi tỷ lệ của hầu hết các cặp tiền tệ chính. Ngoài ra, kỳ vọng rằng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất vào năm 2022 đã làm gia tăng sự quan tâm đối với đồng đô la.
Nói chung, lãi suất cao hơn dẫn đến sự gia tăng giá trị của đồng tiền vì đồng tiền sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm các loại tiền tệ có lợi suất cao hơn.
Ngay cả trước những lo ngại về biến chủng Omicron và tình hình lạm phát đang hoành hành, thì đồng đô la vẫn tiếp tục chiếm ưu thế so với các đồng tiền khác. Một số nhà phân tích ghi nhận sự sụt giảm giá trị gần đây của Bitcoin là phản ứng đối với việc tăng lãi suất dự kiến.
Nếu điều này thực sự là chính xác, thì các cơ hội giảm giá có thể hỗ trợ cho thị trường tiền kỹ thuật số khi Fed chính thức công bố chính sách của mình.
Thị trường cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu đã có kết quả tuyệt vời vào năm 2021 và bất chấp sự thay đổi chính sách sắp tới của Fed, các chỉ số của Mỹ sẽ phá vỡ mức cao kỷ lục.
Khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh, có thể thấy lãi suất cao hơn chính là xu hướng làm giảm giá cổ phiếu. Lãi suất cao hơn dẫn đến chi phí đi vay cao hơn, tức là sẽ có ít vốn hơn để đầu tư vào sự tăng trưởng của công ty.
Tương tự, lãi suất cao hơn cũng ảnh hưởng đến người lao động, đặc biệt là những người đang phải vay nợ hoặc thế chấp do họ phải chi nhiều vốn hơn cho các khoản vay của mình. Nếu không thì vốn sẽ được đổ vào thị trường cổ phiếu. Vì vậy, lãi suất cao hơn có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường cổ phiếu trên diện rộng.
Tuy nhiên, vì đại dịch vẫn đang ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nên việc kiềm chế lạm phát là rất quan trọng. Miễn là việc tăng lãi suất không gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư, thì theo các chuyên gia, thị trường được kỳ vọng sẽ khá ổn định và tiếp tục xu hướng tăng.
Tuy nhiên, không có khuôn khổ xác định nào giúp dự đoán phản ứng của thị trường – trong những thời điểm chưa từng có này và chúng ta có thể kỳ vọng vào sự biến động cao trong bối cảnh hiện trạng mới.
Hàng hóa
Hàng hóa là một loại tài sản khác rất nhạy cảm với hoạt động của đồng đô la. Thị trường vàng, cũng giống như các kim loại quý khác, đều được xác định bởi các động lực về cung và cầu.
Lãi suất không có bất kỳ tác động trực tiếp nào đến thị trường vàng, nhưng vì vàng có sự tương quan nghịch với đô la Mỹ – nên có thể an tâm khi giả định rằng thị trường này cũng có thể xuất hiện một số điều chỉnh.
Ngoài ra, căn cứ vào các đợt điều chỉnh lịch sử trước đây, lãi suất cao hơn đã chứng tỏ rằng thị trường vàng có giảm xuống. Điều này được xác thực nhờ dữ liệu tuần đầu tiên của năm. Trên thực tế, giá vàng đã biến động theo lộ trình hiệu chỉnh do tin tức về những đợt tăng giá sắp diễn ra.
Vẫn còn một số động lực tăng khi các nhà đầu tư bắt đáy, nhưng các dự báo dài hạn lại nghiêng về giá xuống.
Do đồng đô la Mỹ có khả năng được hưởng lợi từ việc tăng lãi suất, nên chúng ta cũng có thể mong đợi những cú sốc tiếp theo đối với thị trường dầu thô. Vì các thùng dầu được mua và bán bằng đô la Mỹ, nên khi giá đồng đô la tăng thì giá dầu của các nước khác cũng tăng theo.
Đây là một sự thay đổi lớn trong động lực cung cầu. Nhiều quốc gia đang phát triển – không nhiều tiền nhưng là những nước tiêu thụ dầu lớn – phải thắt chặt ngân sách dầu mỏ của họ. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm giá dầu.
Tóm lại
Thông báo về việc tăng lãi suất đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đồng đô la Mỹ có thể được hưởng lợi với tỷ giá hối đoái cao hơn có lợi cho đồng tiền này, thì các tài sản khác sẽ bắt đầu chậm lại.
Thị trường cổ phiếu đã và đang chứng kiến một số đợt biến động lành mạnh và hàng hóa đã phản ứng khi sụt giá. Rõ ràng, thị trường cổ phiếu sẽ có nhiều biến động hơn nữa khi các chỉ số bắt đầu thu hẹp. Ngoài đô la Mỹ, hầu hết các cặp tiền tệ chính đều được kỳ vọng sẽ có phản ứng tương tự.
Tất cả những yếu tố này đều có liên kết với động thái trước đó của những tài sản này. Tuy nhiên, trước bối cảnh đại dịch đang diễn ra, các nhà đầu tư cũng nên chuẩn bị cho các hệ quả khác nhau.